Đăng nhập
Bài viết xem nhiều
-
Tuyển Quản lý TDV Hà Nội và các tỉnh miền Trung ( hạn nộp hồ sơ đến 31/03/2017)
15/01/2016 -
Tác hại của thuốc hết hạn sử dụng
15/01/2016 -
Trình dược viên địa bàn Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh (hạn nộp hồ sơ 20/11/2019)
18/01/2016 -
Thông cáo về thông tin: dầu cá omega 3 làm ăn mòn tấm xốp
15/01/2016 -
Phòng chống thiếu máu thiếu sắt cho trẻ
24/12/2015 -
Lựa chọn calci hợp lý cho phụ nữ có thai
20/01/2016
Hotline
090.681.3638
CSKH
0435747076
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn.
Thoái hóa khớp gặp ở mọi chủng tộc, dân tộc, mọi điều kiện khí hậu, địa lý, kinh tế. Tần số mắc bệnh tăng lên theo tuổi. Tỉ lệ thoái hóa khớp gối nữ cao hơn nam, Việt Nam chủ yếu gặp thoái hóa khớp gối.
Phân loại: Theo nguyên nhân thoái hóa khớp được chia thành 2 loại
- Thoái hóa khớp nguyên phát: do quá trình lão hóa, yếu tố di truyền, nội tiết và chuyển hóa.
- Thoái hóa khớp thứ phát: sau chấn thương, các dị dạng bẩm sinh, rối laonj phát triển, tiền sử phẫu thuật hay bệnh xương, rối loạn chảy máu, sau bệnh nội tiết và rối laonj chuyển hóa.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
- Đau khớp có tính chất cơ học, thường liên quan đến vận động: bệnh nhân bị đau âm ỉ, đau nhiều lên khi vận động, thay đổi tư thế đột ngột, Khi nghỉ ngơi và về đêm tình trạng đau sẽ giảm. Các cơn đau khớp diễn biến thành từng đợt, dài ngắn tùy trường hợp, hết đợt có thể hết đau sau đó tái phát đợt khác hoặc có thể đau liên tục tăng dần.
- Hạn chế vận động: Khi bước lên hoặc xuống cầu thang, ngồi rồi đứng dậy, ngồi xổm hoặc đi bộ lâu các khớp bị cứng và xuất hiện cơn đau.
- Biến dạng khớp: không biến dạng nhiều, biến dạng trong thoái hóa khớp thường do các gai xương tân tạo, do lệch trục khớp và thoát vị màng hoạt dịch.
- Các dấu hiệu khác:
+ Tiếng lục khục khi vận động khớp.
+ Dấu hiệu “ phá rỉ khớp”: là dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài không qua 30 phút.
+ Có thể sờ thấy các chồi xương ở quanh khớp.
+ Teo cơ: do ít vận động
+ Tràn dịch khớp: đôi khi gặp, do phản ứng viêm của màng hoạt dịch
+ Bệnh thoái hóa khớp thường không có biểu hiện toàn thân.
Thoái hóa khớp làm người bệnh đau nhức và khó vận động
ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP
1. Mục tiêu điều trị
- Giảm đau
- Duy trì và tăng khả năng vận động cho người bệnh.
- Hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp.
- Tránh các tác dụng phụ của thuốc.
- Nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
2. Điều trị nội khoa
Các biện pháp không dùng thuốc
- Giáo dục bệnh nhân: cần giảm trọng lượng đối cới bệnh nhân bị béo phì, tránh cho khớp bị quá tải bởi vận động và trọng lượng đồng thời sửa chữa các tư thế xấu gây lệch trục khớp.
- Vật lý trị liệu: có tác dụng giảm đau, duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị các đau gân và cơ kết hợp.
Các thuốc điều trị:
Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh:
- Thuốc giảm đau: chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới acetaminophen ( paracetamol, Efferalgan), Efferalgan codein, morphin. Tùy theo tình trạng đau của người bệnhbác sĩ sẽ điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.
- Chống viêm không steroid khi bệnh nhân đau nhiều, tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng không mong muốn.
- Corticosteroid: có hiệu quả ngắn đối với các triệu chứng cơ năng của thoái hóa khớp. Thường dùng đường nội khớp, không có chỉ định dùng đường toàn thân.
- Glucosamin sulphat.
- Chondroitin sulphat.
- Phối hợp giữa glucosamin và chondroitin.
- Bổ sung chất nhày dịch khớp.
Điều trị ngoại khoa.
Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định với các trường hợp hạn chế chức năng nhiều, hoặc đau khớp không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa.
Bao gồm các phương pháp như: Điều trị dưới nội soi khớp, phương pháp đục xương chỉnh trục, phẫu thuật thay khớp nhân tạo…
Kết hợp vật lý trị liệu trong điều trị thoái hóa khớp
PHÒNG BỆNH THOÁI HÓA KHỚP
- Cần tránh các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt ảnh hưởng đến xương khớp.
- Chú ý tránh các động tác quá mạnh và đột ngột vì có thể làm khớp bị tổn thương.
- Cần kiểm tra định kỳ xương khớp với những người lao động nặng.
- Có chế độ ăn uống phù hợp để chống béo phì.
- Chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý: tránh tập các bài tập chạy bộ, các bài tập khiến khớp phải chịu tải khi khớp đã có tổn thương.
- Đi bộ vừa phải hoặc đạp xe tại chỗ, bơi là các biện pháp tập luyện tốt để phòng bệnh thoái hóa khớp cũng như hạn chế sự tiến triển của thoái hóa khớp.
- Tìm nghề nghiệp phù hợp để bệnh nhân thích nghi với diều kiện làm việc và tình trạng bệnh, dựa trên nguyên tắc tránh cho khớp tổn thương không bị quá tải.
- Phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp để điều trị kịp thời.
DS. Hoàng Nga
( theo: hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa - BV Bạch Mai)
Bình luận
Tin tức mới Xem tất cả

Những lưu ý quan trọng khi bổ sung canxi cho bà bầu

Phục hồi xương dưới sụn: Bước đột phá trong kiểm soát thoái hóa khớp

Viêm xương khớp: Bệnh không của riêng ai

Viêm khớp dạng thấp: triệu chứng và cách phòng ngừa

Tràn dịch khớp gối: nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Nguyên tắc điều trị thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng loãng xương và điều trị

Đau thần kinh tọa - Nguyên nhân và cách điều trị

Đau khớp mùa lạnh - Biện pháp phòng ngừa

Đau lưng và cách chữa trị

BỆNH GOUT- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
