Đăng nhập
Bài viết xem nhiều
-
Tuyển Quản lý TDV Hà Nội và các tỉnh miền Trung ( hạn nộp hồ sơ đến 31/03/2017)
15/01/2016 -
Tác hại của thuốc hết hạn sử dụng
15/01/2016 -
Trình dược viên địa bàn Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh (hạn nộp hồ sơ 20/11/2019)
18/01/2016 -
Thông cáo về thông tin: dầu cá omega 3 làm ăn mòn tấm xốp
15/01/2016 -
Phòng chống thiếu máu thiếu sắt cho trẻ
24/12/2015 -
Lựa chọn calci hợp lý cho phụ nữ có thai
20/01/2016
Hotline
090.681.3638
CSKH
0435747076
Đau thần kinh tọa - Nguyên nhân và cách điều trị
Thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể được tạo nên bởi các rễ thần kinh từ L3, L4, L5, S1 tức dây thần kinh chạy từ tủy sống và vùng hông tới phía sau của mỗi chân. Đau thần tọa là biểu hiện hay gặp và nặng nề nhất trong bệnh cảnh chung của đau cột sống thắt lưng. Biểu hiện này thường xuất hiện đột ngột, có thể hết sau vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài nhiều tháng , nhiều năm gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống.
Tuổi thường gặp nhất là từ 30 -60 tuổi với tỉ lệ nam/nữ là 3/1
1. Nguyên nhân
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường gặp gây đau thần kinh tọa
- Thường gặp nhất là do thoát vị điã đệm vùng cột sống thắt lưng.
- Ngoài ra có nguyên nhân tại vùng cột sống thắt lưng: thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống, tiểu đường, ung thư di căn vào cột sống…
- Yếu tố tăng nguy cơ đau thần kinh tọa: nghề nghiệp phải mang vác nặng..
2. Các triệu chứng đau thần kinh tọa
- Đau là triệu chứng nổi bật
- Đau thắt lưng, lan xuống mông, cẳng chân, bàn chân theo đường đi của dây thần kinh. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi
- Đau tăng về đêm và khi trời lạnh, giảm đau khi nằm trên giường cứng và gối co lại.
- Kèm theo cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm ở vùng đau.
- Tùy theo rễ thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân có thể giảm, mất cảm giác, không nhấc được các ngón chân, gót chân
- Dần xuất hiện teo cơ mông, đùi, cẳng chân hai bên tổn thương.
- Nhìn thấy cột sống mất đường cong sinh lý, bị vẹo và gẫy khúc.
- Khi bệnh nặng người bệnh thấy mất cảm giác, chân tê bì, không kiểm soát được tiểu tiện.
3. Phòng bệnh đau thần kinh tọa
Tập dưỡng sinh tăng độ dẻo dai của cột sống và các khớp
- Ăn uống sinh hoạt:
+ Bỏ rượu, bia, thuốc lá.
+ Giảm cân với người béo phì
+ Tránh căng thẳng quá mức về tâm lý
+ Không nên nằm đệm quá dày và mềm.
- Tư thế:
+ Đảm bảo đúng tư thế khi đi, đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng
+ Nếu phải ngồi lâu nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.
+ Không mang vác vật nặng trong thời gian dài và chia đều sức nặng của vật cho cơ thể khi mang vác
- Tập thể dục:
+ Tránh động tác thể thao quá mức: bong chuyền, chạy..
+ Nên đi bộ, bơi, đạp xe..
+ Tập các bài tập tăng độ dẻo dai cột sống và các khớp: khiêu vũ, dưỡng sinh…
+ Sử dụng sản phẩm bổ trợ cho sức khỏe xương khớp như shark cartilage, chondrotin, calci, devil’s claw để loại bỏ nguyên đau do bệnh lý tại cột sống thắt lưng ( đau lưng, thoái hóa cột sống thăt lưng..)
4. Điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm.
- Giai đoạn đau nhiều : nằm nghỉ ngơi tuyệt đối và bất động, tránh mọi di chuyển và thay đổi tư thế, giường nằm cần phẳng và cứng, nằm co chân lại.
- Giai đoạn sau khi đã ổn định: vận động hợp lý..
- Vật lý trị liệu: dùng nhiệt chườm nóng, châm cứu, bấm huyệt…
- Kéo giãn cột sống
- Sử dụng sản phẩm bổ trợ tăng cường sức khỏe cột sống như shark cartilage, calci.
- Dùng thuốc: theo chỉ định của bác sĩ
- Phẫu thuật:
Phẫu thuật khi bệnh nhân có dấu hiệu liệt hai chân
- Khi bệnh nhân có dấu hiệu liệt hai chân hoặc teo cơ nhanh.
- Dùng thuốc và biện pháp hỗ trợ không có kết quả sau 6 tháng, bệnh nhân không đỡ đau hoặc có teo cơ
Việc điều trị rất mất thời gian và tốn kém chi phí, vì thế áp dụng các biện phòng bệnh là vô cùng quan trọng để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa.
DS. Việt Nga ( tổng hợp)
Bình luận
Tin tức mới Xem tất cả

Những lưu ý quan trọng khi bổ sung canxi cho bà bầu

Phục hồi xương dưới sụn: Bước đột phá trong kiểm soát thoái hóa khớp

Viêm xương khớp: Bệnh không của riêng ai

Viêm khớp dạng thấp: triệu chứng và cách phòng ngừa

Tràn dịch khớp gối: nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Thoái hóa khớp

Nguyên tắc điều trị thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng loãng xương và điều trị

Đau khớp mùa lạnh - Biện pháp phòng ngừa

Đau lưng và cách chữa trị

BỆNH GOUT- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
